Jannah Theme License is not validated, Go to the theme options page to validate the license, You need a single license for each domain name.
Xu hướng thời trang mới

Ngày thất tịch là gì? Tại sao lại ăn chè đậu đỏ | Hidanz

Cứ mỗi dịp đến ngày Thất Tịch (Mùng 7.7 âm lịch) hàng năm là người người nhà nhà lại rần rần ăn đậu đỏ, đặc biệt là dân FA. Dân mạng đồn rằng vào ngày này ăn đậu đỏ thì đường tình duyên sẽ phấp phới, ai chưa có “bồ” sẽ sớm “thoát ế”. Thế thực sự ngày Thất Tịch là gì và tại sao ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch lại có ý nghĩa đặc biệt trong tình yêu; hãy cùng Hidanz khám phá nhé!

Ngày Thất Tịch là gì?

Nếu như ngày Valentine có xuất xử từ Châu Âu thì ngày Lễ Thất Tịch – Valentine Đông Á có xuất xử từ Trung Quốc. Về mặt ý nghĩa 2 ngày này tương đối giống nhau, là ngày vinh danh tình yêu đích thực cũng như là cơ hội cho đôi lứa thể hiện và vun đắp tình cảm.

ngay-that-tich-la-gi-1
Nguồn gốc của Thất Tịch là một truyền thuyết về Ngưu Lang và Chức Nữ

Ngày Thất Tịch được tính theo lịch Âm, nhằm ngày 7/7 hàng năm. Năm nay Thất Tịch sẽ rơi vào ngày 14/08/2021. Tương truyền nguồn gốc của Thất Tịch là một truyền thuyết của Trung Quốc về Ngưu Lang và Chức Nữ

Truyền thuyết của ngày Thất Tịch là gì?

ngay-that-tich-la-gi-3
Chuyệ tình cảm động giữa Ngưu Lang và Chức Nữ

Chuyện rằng con gái út của Thiên Hậu là nàng tiên dệt vải Chức Nữ đem lòng yêu mến anh chàng Ngưu Lang – một người chăn trâu tuy nghèo nhưng chất phác và lương thiện. Vượt qua rào cản giữa thân phận, họ đã nên duyên vợ chồng và có một gia đình đầm ấm với 2 người con ngoan

Vậy nhưng một ngày biến cố xảy đến khiến Chức Nữ bị buộc trở về Thiên Đình. Ngày Chức Nữ ra đi, Ngưu Lang đau khổ đuổi theo nhưng không thể vượt qua được con sông Ngân do Thiên Hậu dùng để ngăn cách cõi tiên và cõi trần. Từ đó trở đi, khi nhìn lên bầu trời ở hai bên của dải Ngân Hà là 2 ngôi sao Ngưu Lang và Chức Nữ. Ngọc Đế vì cảm nhận được tình yêu của họ mà mỗi năm cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau một lần – đó chính là ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch). Chiếc cầu bắc ngang sông Ngân được tạo nên bởi hàng ngàn con quạ nên có tên là cầu Ô Kiều. Vào ngày này cũng thường hay có mưa Ngâu, được lý giải là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi phải nói lời tạm biệt.

ngay-that-tich-la-gi-8
Sông Ngân và 2 ngôi sao Ngưu Lang, Chức Nữ

Truyền thuyết của ngày Thất Tịch cũng có nhiều dị bản ở các quốc gia Á Đông khác. Tại Việt Nam có tên là “Ông Ngâu bà Ngâu”. Nhưng hầu hết ý nghĩa đều là câu chuyện tình cảm động của Ngưu Lang và Chức Nữ.

Ngày Lễ Thất Tịch ở các nước được tổ chức như thế nào?

Ngày Thất Tịch ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc, đây là một ngày lễ lớn trong năm. Thất Tịch còn được biết đến với những tên gọi như ngày Thất Thư Đản, Khất Xảo Tiết hay ngày Xảo Tịch.

ngay-that-tich-la-gi-4
Ở Trung Quốc ngày Thất Tịch là gì

Trong ngày Thất Tịch sẽ có nhiều lễ hội cổ truyền. Các cô gái trẻ chưa lập gia đình thường sẽ trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo và cầu mong sớm lấy được ý trung nhân. Loại bánh truyền thống hay được người Trung Quốc ăn vào Ngày Thất Tịch là bánh Xảo quả; được nặn theo nhiều hình dáng khác nhau. Có thể dùng để ăn thông thường hoặc đem làm quà tặng vứi ý nghĩa gần tương tự như sô cô la trong ngày Valentine.

Lễ Thất Tịch ở Hàn Quốc như thế nào?

ngay-that-tich-la-gi-6
Ở Hàn Quốc ngày Thất Tịch là gì

Chilseok là tên gọi của ngày Thất Tịch tại Hàn Quốc. Theo truyền thống, ngày này người Hàn quốc sẽ tắm sớm để cầu mong sức khỏe tốt. Những món ăn làm từ lúa mì là bánh mì nướng và bánh bột mì là món ăn truyền thống vào ngày này. Người Hàn coi đây là một dịp lễ để thưởng thức trọn vẹn hương vị đến từ lúa mì.

Ngày lễ Thất Tịch ở Nhật Bản

ngay-that-tich-la-gi-5
Ở Nhật Bản ngày Thất Tịch là gì?

Nhật Bản cũng là một quốc gia Á Đông có tổ chức ngày lễ 7/7 Âm lịch. Tên gọi cổ truyền của ngày này ở Nhật Bản là Tanabana. Lễ hội Tanabana được trang trí bởi nhiều cành trúc khắp mọi nơi như đường lagf, trường học, sân vườn, đồng ruộng,…Cùng với những cành trúc là những điều ước tốt đẹp được người Nhật viết và gắn lên; cầu chúc cho những điều may mắn sẽ tới trong tương lai.


Đôi lứa yêu nhau ở Nhật vào ngày Tanabana thường thường ui tới đền thờ thần Shinto để cầu mong cho đường tình duyên được bền chặt và hạnh phúc.

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam. Ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch

Tên gọi cổ truyền Ngày Thất Tịch ở Việt Nam là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Dù không có những lễ hội quá lớn như những nước khác song Việt Nam cũng có những hoạt động truyền thống riêng. Trong ngày 7/7 nói riêng và tháng 7 Âm Lịch nói chung, ông bà ta thường quan niệm không nên tổ chức Hỷ – nghĩa là đám cưới. Ngày Ông Ngâu bà Ngâu hàng năm các đôi lứa thường đến chùa làm lễ cầu mong cho tình duyên son sắt, vững bền. Các đôi yêu nhau cũng thường ngắm sao Ngưu Lang và Chức Nữ đêm 7/7 Âm Lịch. Người ta tin rằng cùng ngắm sao Ngưu Lang – Chức Nữ ngày Thất Tịch thì sẽ mãi mãi bên nhau.

ngay-that-tich-la-gi-7
Lễ Thất Tịch và món chè đậu đỏ tại Việt Nam

Giới trẻ cũng truyền tai nhau rằng nên ăn đậu đỏ trong ngày này thì sẽ mau “thoát ế”; những đôi yêu nhau thì sẽ thêm yêu nhau đậm sâu. Vì vậy mà trong ngày này cháo đậu đỏ, sữa đậu đỏ, canh đậu đỏ,..và đặc biệt là chè đậu đỏ thường…cháy hàng. Chẳng biết những nam thanh nữ tú ăn chè đậu đỏ năm nay sang năm sau có thể có người yêu hay không nhưng nhà nhà người người vẫn nô nức ăn đậu đỏ. Biết đâu đây lại có thể trở thành một phong tục trong tương lai thì sao!

Lời Kết

Bạn đã biết Tại sao người ta lại hay ăn chè đậu đỏ và ý nghĩa của Ngày Thất Tịch là gì chưa? Nếu bạn đang còn cô đơn thì tại sao lại không tự mình kiểm chứng hiệu quả của món chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch năm nay nhỉ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Adblock Detected

Please consider supporting us by disabling your ad blocker